Mindy Dickerman MD
Nên làm gì?
Sau khi đã quyết định truyền máu, bạn phải biết lựa chọn chế phẩm thích hợp nhất. Điều quan trọng là phải biết chính sách của trung tâm huyết học nơi bạn đang làm việc.
Hồng cầu khối (PRBCs) là chế phẩm máu được lựa chọn để truyền khi mất máu trong quá trình phẫu thuật hoặc nguyên nhân khác. Nó được lưu trữ với dung dịch bảo quản cho phép được sử dụng từ 35 đến 45 ngày sau khi lấy. Quá trình loại bỏ các tế bào bạch cầu (WBCs) từ các chế phẩm máu gọi là khử bạch cầu, và được thực hiện bởi các bộ lọc làm giảm số lượng WBCs> 99,9% để giảm thiểu nguy cơ phản ứng truyền máu như sốt không do tan máu nguồn gốc từ cytokine của bạch cầu và tương tác trực tiếp với tế bào bạch cầu
Ngoài ra, kháng nguyên tự miễn trên tế bào bạch cầu có thể sinh kháng thể trên tế bào bạch cầu ở người được nhận máu nhiều lần. tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ thải ghép và kháng tiểu cầu ở bệnh nhân truyền tiểu cầu nhiều lần. Các bạch cầu cũng có thể truyền tác nhân gây nhiễm chứa trong bạch cầu như CMV. Lọc bạch cầu nhưng không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ này, nhưng có thể giảm thiểu chúng
1 số bạch cầu vẫn còn sau lọc bạch cầu có khả năng tái tạo gây bệnh liên quan thải ghép ở vật chủ (TA-GVHD). Chiếu xạ gamma các khối hồng cầu làm ngừng tăng sinh tế bào lympho, ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ TA-GVHD. Liều chiếu xạ được sử dụng cho các chế phẩm máu không đủ để tiêu diệt các virus như CMV, do đó không loại bỏ được nguy cơ, vẫn cần phải lọc bạch cầu
Máu hiến tặng từ các thành viên trong gia đình cũng như ở khối hồng cầu truyền cho trẻ em bị ức chế miễn dịch nên được chiếu xạ. Chiếu xạ có thể dẫn đến giảm khả năng sống của hồng cầu và rò rỉ kali, có khả năng gây tăng kali máu khi dùng lượng lớn máu chiếu xạ. ngăn ngừa nguy cơ này bằng cách rửa các tế bào hồng cầu trước khi truyền máu.
Huyết tương tươi đông lạnh (FFP) được tách từ máu toàn phần hoặc từ huyết tương bởi kỹ thuật thẩm tách máu . FFP được đông lạnh ở -18 ° C đến -30 ° C và có thể sử dụng trong 1 năm kể từ ngày lấy. FFP chứa tất cả các yếu tố đông máu nhưng không chứa tiểu cầu. FFP nên dùng thận trọng vì nó như 1 nguồn gây tăng albumin, gamma globulin, và các yếu tố đông máu.
FFP được chỉ định để điều trị tình trạng chảy
máu do thiếu nhiều yếu tố đông máu như quá liều warfarin, thiếu hụt vitamin K,
suy gan, hoặc rối loạn đông máu sau truyền lượng lớn máu. Có thể truyền khi thiếu
yếu tố XI di truyền hoặc yếu tố V coagulopathy pha loãng sau khi truyền máu lớn.
FFP có thể cần thiết cho sự thiếu hụt thừa kế yếu tố XI hoặc là một nguồn nhân
tố V trong các trường hợp đông máu nội mạch rải rác nặng khi truyền tiểu cầu và
tủa lạnh không điều chỉnh được thiếu yếu tố V, VIII hoặc fibrinogen. Có rất ít
bằng chứng ủng hộ dùng FFP để dự phòng cho thủ thuật xâm lấn ở bệnh nhân rối loạn
đông máu nhẹ. để hỗ trợ việc sử dụng FFP như dự phòng cho thủ thuật xâm lấn ở
những bệnh nhân bị bệnh đông máu nhẹ. FFP phải kiểm tra sự có mặt của kháng thể
trên hồng cầu. FFP phải tương thích với ABO trên hồng cầu bệnh nhân. Phản vệ
sau truyền FFP có thể xảy ra ở bệnh nhân thiếu immunoglobulin (Ig)A Thiếu hụt
và kháng thể với IgA. Đối với những bệnh nhân này, có loại FFP không có IgA. Tủa
lạnh là chế phẩm tách ra khi ly tâm FFP được rã đông ở 4 ° C. Nó là một chế phẩm
cô đặc chứa tất cả các yếu tố VIII, fibrinogen, fibronectin, yếu tố XIII, và yếu
tố von Willebrand trong FFP giảm từ thể tích ban đầu 250 mL chỉ còn thể tích cuối
cùng từ 10 đến 15 mL. tủa lạnh chứa khoảng 200 mg fibrinogen và 100 đơn vị yếu
tố VIII mỗi túi. Nó được sử dụng trong điều trị thiếu hụt bẩm sinh và mắc phải
của fibrinogen, yếu tố VIII, và yếu tố XIII, cũng như điều trị bệnh von
Willebrand khi không có lựa chọn thay thế nào khác.