Đa số bệnh nhân gãy xương hở đều do bác sĩ chấn thương chỉnh hình làm. Tiên lượng những bệnh nhân này phụ thuộc vào dự phòng nhiễm trùng, nhanh chóng kết hợp xương và phục hồi chức năng nhanh chóng. Nên tiêm kháng sinh tĩnh mạch càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán gãy xương hở và tiếp tục dùng trong 24h và sau phẫu thuật. Mặc dù có hiệu quả rõ ràng trong quá trình điều trị, không cần điều trị kháng sinh quá 3 ngày để phòng nhiễm trùng. Phác đồ điều trị khác nhau và phụ thuộc vào tùy nơi và tùy bác sĩ. Đối với các bác sĩ phẫu thuật nói chung, thường dùng cephalosporin thế hệ 1 tiêm cho tất cả gãy xương hở trừ khi bị dị ứng. Ngoài ra, một số bác sĩ phẫu thuật ủng hộ hướng dẫn dưới đây:
Chấn thương độ 1: đầu xương dưới da, vết rách dưới 1cm, tổn thương tối thiểu, môi trường sạch. Dùng cephalosporin thế hệ thứ hai (ví dụ, cefuroxim) 1-2 g mỗi 8h trong 48 giờ
Chấn thương độ 2: đầu xương chọc qua da, rách hơn 1cm, không tổn thương rộng mô mềm, mạch máu, môi trường sạch. Dự phòng cephalosporin l-2g mỗi 8 giờ trong 48 giờ
Chấn thương độ 3: chấn thương nặng, tổn thương mạch, môi trường sạch. cephalosporin 1-2 g mỗi 8 h trong 48 giờ và gentamicin 1-2 mg / kg mỗi 8h trong 48 giờ.
Tình huống đặc biệt: gãy xương hở
trong môi trường bẩn (nông nghiệp), có phân chứa clostridial
cephalosporin 1-2 g mỗi 8h trong 48 giờ và
gentamicin 1-2 m mỗi 8h trong 48 giờ và
penicillin G 4 triệu đơn vị mỗi 4h trong 48 giờ
trong trường hợp dị ứng penicillin, vancomycin 1 g mỗi l2 giờ hoặc clindamycin 900 mg mỗi 8h trong 48 giờ. Ngoài ra, một số bác sĩ sử dụng ciprofloxacin cho các chấn thương độ 1 và 2 thay vì cephalosporin
SUGGESTED READINGS
Cochrane Database Syst Review 2004;(l)CD003764. J Am AcadOrthop Surg
2003;11(11):212-219. Patzakis MJ, Bains RS, Lee J, et al. Prospective, randomized, double-blind study comparing single-agent antibiotic therapy, ciprofloxacin, to combination antibiotic therapy in open fracture wounds.] Orthop Trauma 2000;14:529-533. Available at: surgery.med.umich.edu. Accessed July 26, 2005