Zona Mắt: Cách Nhận Biết Và Điều Trị
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Zona Mắt: Cách Nhận Biết Và Điều Trị
YHOVN 1 năm trước

Zona Mắt: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

SUH H. LEE, MD AND JOHN VILLANI, MD

ĐĂT VẤN ĐỀ

Zona mắt (HZO) là do virus gây tổn thương dây thần kinh sinh 3 và mắt. 1 nửa số bệnh nhân zona có tổn thương nhánh V1 sẽ tổn thương cả ở mắt.

TRIỆU CHỨNG

Thông thường các bệnh nhân mắc bệnh là người già hoặc người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, cấy ghép tạng,v..v..). Diễn tiến điển hình của bệnh theo thời gian bắt đầu bằng các triệu chứng giống cảm cúm kéo dài trong nhiều tuần, tiếp theo đó bệnh nhân nổi các phát ban có mụn nước một bên dày đặc với các tổn thương bầm tím và đau xung quanh vùng phân bố của dây thần kinh V1, lan tỏa theo đường giữa. Nếu xuất hiện nốt ban ở đầu mũi (Dấu hiệu Hutchinson), thì đó là dấu hiệu đặc hiệu nhận biết bệnh ảnh hưởng đến mắt. Đó là do các nhánh của dây thần kinh mũi – lông mi thuộc dây V1 xuyên qua chóp mũi thuộc cùng một nhánh với các dây đi vào thị giác. Các dấu hiệu thị giác rất đa dạng: từ việc chảy nước mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng cho đến sụt mí mắt. Các biến chứng liên quan tới thị giác có thể xảy ra muộn (trì hoãn) so với đợt bùng phát các nốt ban, có thể xuất hiện đồng thời hoặc xảy ra sau đó nhiều năm, mặc dù vậy các biến chứng này xảy ra phổ biến nhất trong vòng 2 tuần kể từ khi phát ban

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào của bạn cũng xuất hiện các dấu hiệu nốt ban tạo điều kiện thuận lợi để nhận biết Zona. Một số ít các bệnh nhân chỉ biểu hiện các triệu chứng liên quan đến mắt mà thôi.  Các bệnh nhân HIV/AIDS có thể nổi ban toàn thân và bị bệnh trầm trọng hơn.

Bất cứ bộ phận nào của mắt cũng có thể bị ảnh hưởng: mí mắt, kết mạc, củng mạc, giác mạc, tiền phòng, mống mắt, võng mạc và thần kinh thị giác. Phần lớn bệnh nhân (2/3) sẽ phát triển các biến chứng liên quan đến giác mạc. Các vùng ảnh hưởng của bệnh có khả năng gây suy/mất thị giác bao gồm: giác mạc – bào mòn hoặc gây thủng giác mạc, tiền phòng- gây viêm màng bồ đàodẫn đến tăng nhãn áp và thành đục thủy tinh thể, và võng mạc – gây bong hoặc hoại tử võng mạc

Virus Varicella-zoster (thủy đậu) được xem là nguyên nhân ban đầu gây hoại tử võng mạc cấp tính (ARN – acute retinal necrosis) và hội chứng hoại tử lớp ngoài võng mạc tiến triển (PORN – Progressive Outer Retinal Necrosis). PORN là dạng nghiêm trọng của ARN, thường thấy ở những bệnh nhân AIDS. ARN thường có triệu chứng tầm nhìn bị mờ và đau. Mất thị lực nhanh chóng do bong võng mạc là một biến chứng phổ biến của ARN. Gần một nửa các ca ARN xảy ra ở cả 2 bên mắt.6

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Viêm giác mạc: Virus (HSV, adenovirus), vi khuẩn (gonorrhea, Chlamydia), dị ứng, và kí sinh trùng (acanthamoebic keratitis ở những người thường xuyên đeo kíp áp tròng)

KIỂM TRA

Kiểm tra thị lực, soi nhuộm giác mạc bằng Fluorescein, kiểm tra đèn khe (sinh hiển vi – split lamp) và áp lực nội nhãn. Nếu nghi ngờ có HZO, kiểm tra sinh hiển vi là thao tác bắt buộc để phát hiện các biến chứng liên quan đến giác mạc. Các phát hiện HZO bao gồm:

1) Tổn thương viêm giác chấm nông hoặc viêm giác “giả” hình cành cây (khá giống viêm giác mạc do HSV: tổn thương hình cây thực sự)

2) Tổn thương tế bào và da

So sánh tổn thương viêm giác “giả” hình cành cây do HZO so với tổn thương hình cành cây do HSV: Tổn thương “giả” hình cành cây bắt nhuộm rất ít, có hình dạng mắc kẹt –“stuck on” hoặc hướng lên, không có các búp (bulbs) ở tận cùng các nhánh. Trong khi đó tổn thương hình cây do HSV bắt thuốc nhuộm rất sáng, có loét và có búp ở tận cùng các nhánh. Giảm nhạy cảm giác mạc là dấu hiệu nghi ngờ của HSV và viêm giác mạc do keratitis 

ĐIỀU TRỊ

1) Đối tổn thương trên da <7 ngày:

Acyclovir 800mg uống 5 lần/ngày HOẶC famciclovir 500mg 3 lần/ngày HOẶC valacyclovir 1,000 mg 3 lần/ngày, từ 7 -10 ngày. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng  acyclovir sớm trong vòng 72 giờ kể từ khi khởi phát giúp giảm đau và giảm khả năng hình thành các biến chứng mắt.Tuy nhiên việc uống 5 liều/ ngày có thể gây phiền toái cho bệnh nhân, do đó valacyclovir thường phù hợp hơn với 1 số bệnh nhân,

2) Đối với tổn thương da dễ bị nhiễm vi khuẩn staph/strep thứ phát: bôi erythromycin 2% và chườm túi ấm.

3) Thuốc tra mắt Erythromycin 0.5% 2 lần/ngày.

4) Đối với viêm mống mắt (nếu bị đau và mắc hội chứng sợ ánh sáng): nhỏ prednisolone acetate 1% 6 tiếng/lần, THẬN TRỌNG: Chống chỉ định sử dụng topical steroids cho các bệnh nhân viêm giác mạc do HSV; đây là lý do vì sao việc kiểm tra khe đèn và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt là rất quan trọng.

5) Đau: thuốc giảm đau gốc opioid đường uống,các thuốc cycloplegic (cyclopentolate 1% nhỏ 3 lân/ ngày x 1 ngày), và chườm lạnh.

6) Trường hợp nặng (HIV/AIDS, ARN/PORN): nhập viện và sử dụng acyclovir truyền tĩnh mạch. ARN/PORN đòi hỏi sử dụng acyclovir cả đường uống và truyền trong 3 tháng kèm theo sử dụngcorticosteroids.

7) Bệnh nhân nặng tuổi<40 cần chuẩn bị cho liệu pháp ức chế miễn dịch sau khi xuất viện

8) Trường hợp bệnh trung bình: theo dõi bệnh nhân sau xuất viện trong 2 ngày

9) Điều trị đau dây thần kinh hậu Zona bằng amitriptyline 25mg đường miệng, uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Một nửa bệnh nhân bị Zona dây thân kinh V1 sẽ bị ảnh hưởng thị giác
  • Điều trị sớm trong vòng 72h giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa suy thị giác.
  • Có vết ban ở đầu mũi = Dấu hiệu Hutchinson = ảnh hưởng thị giác
  • KHÔNG sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa steroid cho bệnh nhân viêm kết mạc do HSV. Cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa mắt trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa steroid.
2 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar