Michael Gottlieb
Một trẻ trai 5 tuổi vào khoa cấp cứu vì bố mẹ ghi nhận trẻ đau ở mắt trái 2 ngày trước. Trước ngày nhập viện có các triệu chứng của nhiễm virus, nhưng bắt đầu đau vào ngày hôm này sau khi đứa trẻ dụi mắt của nó. Thị giác hai bên đều 20/20, nhưng đứa bé cho hay ở phía trên vi trường mắt trái có tình trạng mờ. Không có tình trạng viêm kết mạc hoặc đau khi vận động nhãn cầu. Tiến hành nhuộm huỳnh quang – fluorescein staining và kết quả ở các hình dưới.
Trầy giác mạc xảy ra khi biểu mô giác mạc bị tổn
thương, và có thể là do chấn thương trực tiếp hoặc sử dụng kính áp tròng trong
thời gian dài. Các triệu chứng bao gồm có có cảm giác có dị vật, ngứa và đau mắt.
Cảm giác sợ ánh sáng – photophobia có thể có nếu có liên
quan đến viêm mống mắt – iritis.
Loét giác mạc – corneal ulcer là tình trạng trầy giác mạc có nhiễm trùng. Có thể xảy ra do vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc có thể do precipitating etiology, như trong các trường hợp của viêm giác mạc do virus hoặc do nấm – viral or fungal keratitis. Về sau có thể chẩn đoán phân biệt bằng sự hiện diện của viêm kết mạc nhiễn trùng, chảy mủ, tăng loét bờ từ chỗ viêm, hoặc sự hiện diện của tổn thương tỏa nhánh – dendritic.
Khi sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm Pseudomonas aeruginosa. Đây là một tác nhân nguy hiểm hơn và có thể kháng nhiều loại kháng sinh chuẩn được sử dụng cho mắt. Vì vậy, bất kỳ bệnh nhi nào biểu hiện của trầy giác mác do sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài nên được sử dụng kháng sinh kháng pseudomonas như ciprofloxacin, ofloxacin, hoặc gentamycin.
Keywords: opthalmology, foreign body, infection
Ahmed F, House RJ, Feldman BH. Corneal abrasions and corneal foreign bodies. Prim Care September 2015;42(3):363–75.
Wipperman JL, Dorsch JN. Evaluation and management of corneal abrasions. Am Fam Physician January 2013;15;87(2):114–20.